THÔNG BÁO
 
QUYẾT ĐỊNH số 281/QĐ-ĐHXDMT ngày 04/4/2024 của Hiệu trưởng Trường ĐHXDMT về việc chi trả trợ cấp xã hội học kỳ I năm học 2023-2024 của sinh viên

QUYẾT ĐỊNH số 280/QĐ-ĐHXDMT ngày 04/4/2024 của Hiệu trưởng Trường ĐHXDMT về việc cấp học bổng khuyến khích học tập học kỳ I năm học 2023-2024 của sinh viên

QUYẾT ĐỊNH số 279/QĐ-ĐHXDMT ngày 04/4/2024 của Hiệu trưởng Trường ĐHXDMT về việc công nhận danh hiệu thi đua cá nhân Xuất sắc, Giỏi, Khá học kỳ I năm học 2023-2024 của sinh viên

Đọc thêm

WEBLINK
 
HỖ TRỢ SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP
TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP [8/7/2]
TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP
 
Sau những năm để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong việc lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tạo lập nên phong trào khởi sự kinh doanh cho thanh niên, sinh viên trên khắp cả nước, Chương trình Khởi nghiệp đang không ngừng đổi mới sáng tạo, tận dụng cơ hội thực hiện hai mục tiêu mới – ươm tạo và làm “bệ đỡ” cho các DN khởi nghiệp được hình thành từ Chương trình khởi nghiệp.
Năm 2016, hai từ “khởi nghiệp” lần đầu tiên được nêu trong dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Tháng 6/2016, “Monkey Junior - ứng dụng dạy ngôn ngữ cho trẻ em” của Việt Nam giành giải Nhất trong hạng mục Giai đoạn Khởi nghiệp, cuộc thi sáng kiến toàn cầu diễn ra tại Mỹ, ghi tên Việt Nam vào bản đồ khởi nghiệp thế giới. Có thể nói, “làn sóng” khởi nghiệp tại Việt Nam chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay.
Mạng lưới khởi nghiệp
Tuy vậy, một thực trạng cần chú ý là các nhân tố trong hệ sinh khởi nghiệp Việt Nam vẫn hoạt động đơn lẻ, “đường ai nấy đi”, trong khi ai cũng hiểu về “sức mạnh bó đũa”. Trước thực trạng ấy, Chương trình Khởi nghiệp do VCCI chỉ đạo, Báo Diễn đàn DN tổ chức đề ra mục tiêu hàng đầu: quy tụ các nhân tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp về một mối, phát triển mạng lưới khởi nghiệp “chân rết” tới từng địa phương.
Nhiệm vụ này không dễ dàng nhưng đang được từng bước thực hiện bằng những nỗ lực đổi mới sáng tạo. Và 80 là con số các trường ĐH, Học viện, CĐ, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các CLB khởi nghiệp hiện đang tham gia mạng lưới Chương trình Khởi nghiệp. Từ mạng lưới này, năm 2016, Ban Tổ chức đã hình thành nên 15 đơn vị đầu mối tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp cấp ngành, khu vực nhằm sàng lọc dự án khởi nghiệp cho Cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia.
Tính đến tháng 10/2016, chương trình đã “phủ sóng” 35 tỉnh, thành phố. Nhiều tỉnh sau khi tiếp cận với Chương trình Khởi nghiệp đã có những thay đổi cơ bản trong định hướng và tổ chức chuỗi các hoạt động bài bản giúp thanh niên – sinh viên vươn lên làm giàu trên quê hương. Trong năm nay, Chương trình cũng đã đến với hàng loạt các địa phương, từ các tỉnh miền núi như Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái đến các tỉnh đồng bằng Bắc Giang, Thái Bình, Bến Tre, hay các thành phố lớn Hà Nội, Đồng Nai, TP HCM…
Diễn đàn “Hệ sinh thái Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo trong Nông nghiệp” được tổ chức sáng 27/12 tới đây là một trong những hoạt động góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, phát triển mạng lưới khởi nghiệp của Chương trình trong lĩnh vực Nông nghiệp công nghệ cao nói riêng, trong các lĩnh vực kinh tế nói chung.
Phát triển khởi nghiệp
Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong xã hội của Chương trình khó có thể tạo nên đột phá nếu không kịp thời hoàn thiện bộ máy tăng tốc khởi nghiệp. Đây được Ban Tổ chức xác định là một trong hai hoạt động trọng tâm của Chương trình trong giai đoạn mới. “Cỗ máy” tăng tốc khởi nghiệp hiện đã có nền tảng khi Chương trình có đội ngũ startups và huấn luyện viên sau 13 năm phát triển mạng lưới. Đội ngũ giảng viên nguồn – những “huấn luyện viên” về khởi sự kinh doanh được xây dựng từ Chương trình luôn sẵn sàng đồng hành cùng các startups. Không chỉ được tham dự các lớp đào tạo khởi sự DN do các giảng viên nguồn giảng dạy, từ năm 2016, TOP 15 dự án của Cuộc thi Khởi nghiệp sẽ liên tục được tham dự các khóa huấn luyện chuyên sâu theo từng mảng (quản trị DN, marketing, quản trị nhân sự, công nghệ,…) của Chương trình. Các dự án được dẫn dắt, đồng hành bởi các huấn luyện viên này trong suốt quá trình tham dự Cuộc thi cũng như hiện thực hóa dự án sau Cuộc thi.
Vườn ươm và Quỹ đầu tư là hai yếu tố còn thiếu để hình thành nên “cỗ máy” tăng tốc khởi nghiệp. Năm 2016, Ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp đã liên kết, phối hợp tổ chức các sự kiện, bảo trợ truyền thông… cùng nhiều vườn ươm như: Thung lũng Silicon Việt Nam, Vườn ươm DN TP. Đà Nẵng,… Việc tăng cường liên kết, học hỏi vô cùng quan trọng khi ban Tổ chức đang quá trình hình thành các chính sách xây dựng vườn ươm, Quỹ đầu tư khởi nghiệp.
Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp của Chương trình, bên cạnh Diễn đàn Khởi nghiệp tổ chức buổi sáng 27/12, Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp 2016 sẽ diễn ra vào buổi chiều cùng ngày tại VCCI Hà Nội. Đây là hoạt động tìm kiếm những hạt giống khởi nghiệp mới để ươm mầm cho vụ mùa mới 2017.
Tới năm 2017, việc hoàn thiện bộ máy hỗ trợ tăng tốc khởi nghiệp sẽ được xem là mục tiêu tạo nên đột phá của hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong năm mới, hoàn thiện mô hình Tăng tốc khởi nghiệp.
Trong lực lượng học sinh, sinh viên ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg, về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; và các bộ ngành đã ban hành các công văn hướng dẫn số 36/BXD-KHTC, ngày 20/03/2017 của Bộ Xây dựng triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, và công văn của bộ tài chính …
            Chương trình Khởi sự Doanh nghiệp (SYB) góp phần tạo dựng những doanh nghiệp nhỏ có thể tồn tại lâu dài thông qua việc giúp đỡ những cá nhân tiềm năng tiến hành thực hiện các bước khởi sự công việc kinh doanh. Chương trình SYB bao gồm hai phần – Nhận thức về kinh doanh và Lập kế hoạch kinh doanh. Phần Nhận thức về kinh doanh sẽ giúp đỡ các học viên đánh giá sự thích hợp của họ với việc khởi sự một doanh nghiệp và lựa chọn ý tưởng kinh doanh mang tính hiện thực. Phần Lập kế hoạch kinh doanh sẽ hướng dẫn cho học viên các bước cần tuân thủ khi khởi sự doanh nghiệp. Khi kết thúc chương trình này, học viên sẽ có khả năng lập Kế hoạch Kinh doanh và Kế hoạch Hành động để khởi sự doanh nghiệp. Chương trình SIYB được Tổ chức Lao động Quốc tế phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam giới thiệu tại Việt nam. Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Thụy điển tài trợ cho hoạt động này.
Với sự ra đời của Chương trình Khởi nghiệp cùng hoạt động của một số dự án khác thuộc VCCI như: đào tạo khởi sự kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN… VCCI đã và sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh “bà đỡ” với các DN trẻ tại VN. Trong những năm tới, trách nhiệm của VCCI trong việc triển khai các chương trình này vẫn hết sức quan trọng để thực hiện mục tiêu đột phá bằng “quốc gia khởi nghiệp”.
 Đinh Gia Tuấn
Nguồn: Tài liệu Giảng viên khởi nghiệp VCCI
Tham khảo internet
 
 
In bài In bài này Gửi phản hồi Gửi phản hồi
Các tin khác:
Số lượng đang online: 1
Số lượt truy cập: 0
Copyright by Phòng Công tác sinh viên - Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Điện thoại: (057).3 821 905. Email:vodaihong@muce.edu.vn